Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài

Sữa sau khi được vắt ra phải cho con dùng hết hoặc bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn. Nhưng khi không có tủ lạnh thì mẹ phải làm như thế nào. Cùng xem cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh để vẫn đảm bảo được chất lượng của sữa nhé.

1. Sữa mẹ để ngoài được bao lâu sau khi hút?
Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường?

– Mặc dù bạn có thể áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, nhưng phải hiểu rằng cách bảo quản này sẽ không được lâu như trong tủ lạnh. Ở nhiệt độ thường bên ngoài, sữa mẹ không để được lâu, đồng thời cũng biến chất hoặc mất chất đi đáng kể. Việc con uống sữa mẹ để ngoài tủ lạnh có thể không nhận được dinh dưỡng đầy đủ và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

– Thông thường, sữa mẹ để được khoảng 6 giờ ở nhiệt độ thường trước khi bị ôi thiu và hư hỏng. Vào mùa đông, nó có thể để được 1 ngày nhưng hầu như sữa chắc chắn sẽ bị biến chất đi rất nhiều.

Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

– Thời gian bảo quản: Nếu nhiệt độ phòng từ 26 độ C trở xuống, sữa mẹ được sử dụng tốt nhất trong vòng 4 giờ nhưng có thể an toàn trong tối đa tám giờ nếu được vắt một cách hợp vệ sinh.

– Mỗi lần vắt sữa khoảng 100-150ml đều đặn mỗi ngày để cho bé ăn. Tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của con, mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp những không nên lạm dụng.

– Tiệt trùng bình đựng và dụng cụ vắt sữa trước khi sử dụng

– Nếu bé không bú hết lượng sữa trong một lần bú, bạn có thể dùng lại trong vòng hai giờ mà không cần bảo quản lạnh.

– Không bảo quản sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa được thiết kế để sử dụng chung trong gia đình.

2. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài 1
Cách bảo quản:

– Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.

– Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

– Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.

– Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.

– Có thể dùng túi đá khô (đá khô dạng túi) hay đá gel để dùng bảo quản sữa trong thời gian ngắn.

Cách sử dụng:

Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
Cách thứ 2 là ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.
– Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.
– Sữa mẹ để ngăn mát một khi đã hâm nóng cần cho bé uống ngay. Nên chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi. Không hâm lại hay bảo quản lại trong tủ lạnh.

Làm ấm, rã đông sữa

– Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh: Bạn chỉ cần để ở ngoài để làm tăng nhiệt độ hoặc ngâm trong nước ấm là bé đã có thể sử dụng.

– Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh: Bạn cần rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh trước, sau đó hâm nóng ở nhiệt độ là 40 độ C bằng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm ở nước ấm.

– Không nên tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao, sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ thay đổi quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.

– Cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng trước khi cho bé sử dụng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé.

– Không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ.

Cách sử dụng đá khô CO2 bảo quản sữa mẹ giá rẻ
- Giá của sản phẩm này chỉ vài nghìn đồng/túi (tùy từng kích cỡ). Túi tái sử dụng được nhiều lần nên tính ra chi phí rất rẻ

– Chia sữa mẹ ra các túi (bình) rồi xếp vào trong thùng xốp

– Đập nhỏ viên đá khô và rắc lên trên (khí CO2 nặng hơn không khí nên hơi lạnh sẽ tự tràn xuống dưới)

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài 2
3. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Xem thêm: 
 - Các phương pháp bảo quản thực phẩm bạn cần biết
 - Tại sao đá gel được dùng để bảo quản sữa
 - ĐÁ GEL – GIẢI PHÁP TRỮ LẠNH TỐI ƯU TRONG THỜI GIAN DÀI

– Sữa sau khi rã đông có thể có màu sắc và mùi khác với sữa mẹ, tuy nhiên nếu được bảo quản đúng cách và chú ý mức thời gian tích trữ thì sữa hoàn toàn an toàn và không bị mất đi chất dinh dưỡng ban đầu.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hiệu quả lâu dài 3

– Nếu đã quá thời hạn sử dụng hoặc cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những đặc điểm dễ nhận biết sau đây:
– Để đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn cần kiểm tra kĩ trạng thái, mùi, vị của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Bài viết cùng chủ đề

GIỚI THIỆU

Công ty TNHH SX&TM Dương Trí chuyên cung cấp các loại đá khô, đá gel, vật tư trữ đông, vật tư sự kiện với giá rẻ và uy tín tại Tp.HCM.

ĐỊA CHỈ

Footer Logo Đá Gel Dương Trí
Lên đầu trang